VAN ĐIỂU KHIỂN KHÍ NÉN

Van điều khiển khí nén dùng trong hệ thống là vấn đề không dể dàng và đơn giản như van tay . Vậy lựa chọn van điều khiển khí nén cần những tiêu chí gì ? Hôm nay Hòa sẽ chia sẽ về cách lựa chọn van điều khiển khí nén

van điểu khiển khí nén.

  

Hình ảnh van điều khiển khí nén

Các thông số cần lưu ý khi lựa chọn van điều khiển khí nén :

–          Kích thướt van điều khiển khí nén là bao nhiêu ?

–          Lưu lượng đi qua van điều khiển là bao nhiêu ?

–          Nhiệt độ trên đường ống mà van điều khiển khí nén tiếp xúc trực tiếp ?

–          Dung chất đi qua van điều khiển khí nén là chất gì ?

–          Loại van điều khiển khí nén cần dùng là van mấy cửa ?

–          Áp suất thực tế trên đường ống là bao nhiêu ?

–          Van điều khiển khí nén loại On/Off hay là tuyến tính ?

–          Chuẩn kết nối cơ khí của van điều khiển khí nén là chuẩn gì ?

Các thông số trên giúp ta lựa chọn van điều khiển một cách chính xác nhất & không gặp vấn đề phát sinh hay sự cố trong lắp đặt và điều khiển .

Kích thướt của van điều khiển khí nén là thông số quan trọng nhất vì chúng ta không thể lắp van DN100 cho đường ống DN200 hoặc ngược lại . Về mặt cơ khí điều đó hoàn toàn làm được không vấn đề gì nhưng trong điều khiển thì điều đó không phù hợp . Một số lý do sau sẽ nói lên điều đó :

–          Khi ta lắp van điều khiển khí nén lớn hơn đường ống thì lãng phí vì giá thành của van điều khiển khí nén chênh lệch nhiều giữa các DN . Chỉ trong trường hợp lưu lượng đi qua không đáp ứng thì mới chọn đường kính của van điểu khiển lớn hơn tiêu chuẩn .

–          Trường hợp ta lắp đường kính của van điều khiển khí nén nhỏ hơn đường kính của đường ống thì van điều khiển khí nén không đáp ứng về áp suất đóng van và lưu lượng .

Lưu lượng đi qua van điều khiển khí nén là một trong những thông số khá quan trọng . Mỗi van điều khiển khí nén của từng hãng sẽ có lưu lượng khác nhau trên cùng DN vì vậy khi chọn van điều khiển khí nén ta phải chọn lưu lượng trên van bằng hoặc lớn hơn lưu lượng thiết kế .

Nhiệt độ thực tế trên van điều khiển khí nén trong môi trường hơi nước khoảng 250oC và trong dầu truyền nhiệt khoảng 350oC . Trong một số trường hợp đặc biệt như hóa nhiệt ( hơi nước ) thì nhiệt độ có thể lên tới 350oC và trong dầu truyền nhiệt có thể lên tới 400oC . Nhiệt độ cao sẽ tương ứng với áp suất cao và lựa chọn seal cũng phải phù hợp . Về lựa chọn Seal Hòa sẽ chia sẽ trong một vài viết khác .

Dung chất đi qua van điều khiển khí nén chúng ta cần phải biết chính xác vì các thân của van điều khiển thường được làm bằng Gang cho nước, hơi nước , dầu truyền nhiệt … Trong trường hợp axit , chất ăn mòn … thì phải chọn thân van bằng Inox .

Van điều khiển khí nén có 02 loại là van điều khiển khí nén 2 cửa và van điều khiều khiển khí nén 3 cửa . Thông thường chỉ dùng loại van điều khiển 2 cửa .

Áp suất trên đường ống có thể nói là thông số quan trọng nhất trong vấn đề điều khiển của van điều khiển khí nén . Ta phải chọn lực đóng của bầu khí nén lớn hơn áp suất trên đường ống khi đó thì van mới đóng hoàn toàn được . Thường thì các nhà cung cấp quan tâm đến thông số Delta P , Delta P là sự chênh áp giữa áp suất trước và sau van . Tuy nhiên nếu ta chọn theo Delta P thì một số trường hợp muốn đóng kín van hoàn toàn là ko được .

thong so ky thuat cua van dieu khien khi nen

Thông số áp suất của van điều khiển khí nén – áp suất thường

Nhưng bảng trên thì cùng một DN nhưng có thể chọn nhiều áp suất đóng Van khác nhau . Nếu chúng ta chọn áp suất nhỏ hơn hoặc bằng thì van điều khiển khí nén của chúng ta không thể chạy hết hành trình 100% được .

Một điểm lưu ý khi chọn van điều khiển khí nén là chúng ta cần van điều khiển On/Off hay van điều khiển tuyến tính . Hai cái này chỉ khác nhau là van điều điều khiển On/Off thì đưa áp suất vào thì Van sẽ mở – ngắt áp suất thì van sẽ đóng lại . Còn Van điều khiển khí nén tuyến tính thì ngoài cấp khí nén cho bộ điều khiển ( positioned ) còn phải cấp tín hiệu điều khiển là 4-20mA hoặc 0-10V . Van sẽ chạy tuyến tính theo tín hiệu điều khiển từ 0-100% và ngược lại tương ứng với 4-20mA .

 van dieu khien khi nen On/Off

Hình ảnh van điều khiển On/Off

 bo dieu khien van khi nen

Hình ảnh bộ điều khiển gắn trên van điều khiển

 

Chuẩn kết nối cơ khí có 3 chuẩn chính : DIN – theo chuẩn Châu Âu , ANSI – theo chuẩn Mỹ , JIK – theo chuẩn của Nhật . DIN, ANSI, JIK được dùng phổ biến trong đường ống , van tay , van điều khiển … ngoài ra vẫn còn nhiều chuẩn khác . Chúng ta lưu ý là đường ống chúng ta đang lắp theo chuẩn nào để chọn cho van điều khiển khí nén phù hợp .



Bài viết liên quan

Biến dòng 200/5A Xem so sánh và đánh giá biến dòng 200/5A tốt nhất 2024

Cảm biến dòng là thiết bị quan trọng trong các hệ thống điện, giúp đo lường và kiểm soát dòng điện. Cảm biến dòng 200/5A là thiết bị có khả năng phát hiện dòng điện trong dây dẫn bằng cách sử dụng từ trường và tạo ra tín hiệu tỷ lệ với dòng điện đó. Tóm…

Ứng dụng IO Profinet R-8AI-8DIDO-P Profinet IO : Digital – Analog cho PLC Siemens

PROFINET IO không chỉ là một giao thức truyền thông, mà còn là một hệ thống tự động hóa toàn diện. Không giống như một số giao thức truyền thông khác, PROFINET IO không chỉ đơn thuần là truyền dẫn dữ liệu, mà còn cung cấp một hệ thống mạng linh hoạt, có khả năng…

Bộ chuyển đổi Z-4AI có 4 kênh đầu vào Theo Dõi Tín Hiệu Modbus Bộ Chuyển Đổi Z-4AI Dễ Dàng Trên Máy Tính

Bộ chuyển đổi Z-4AI được sử dụng để chuyển đổi các tín hiệu analog sang tín hiệu RS485, một phương thức của Modbus RTU. Từ dạng tín hiệu này, các bạn có thể dễ dàng đọc được tín hiệu một cách nhanh chóng và ổn định từ PLC hay trên các phần mềm hỗ trợ….